Hotline: 0985 60 70 80

Du học sinh Việt nhận bằng sáng chế cho thiết bị chữa cháy bằng âm thanh

Ngày đăng: 04/04/2015 04:54PM | Lượt xem: 518


Du học sinh Việt nhận bằng sáng chế cho thiết bị chữa cháy bằng âm thanh

Một thiết bị chữa cháy bằng âm thanh được phát triển bởi sinh viên chuyên ngành kỹ thuật máy tính Việt Trần và sinh viên chuyên ngành kỹ thuật điện Seth Robertson tới từ ĐH George Mason ở Fairfax, Virginia đang được các tờ báo hàng đầu nước Mỹ như Time, Huffington Post, USA Today… ca ngợi.Phát minh của Việt Trần cùng người bạn Seth Robertson đã giúp giải quyết được vấn đề chữa cháy bằng âm thanh với một mức giá vô cùng rẻ.

Phương pháp dập tắt lửa bằng sóng âm này đã được DARPA (Cơ quan Các dự án nghiên cứu cao cấp) hiện thực hóa vào năm 2012, tuy nhiên nó vẫn còn rất cồng kềnh so với mục đích sử dụng trong hộ gia đình. Hơn nữa nó còn gặp khó khăn do cản trở về vấn đề chi phí. Điều này đã được giải quyết khi mới đây, 2 sinh viên Seth Robertson và Việt Trần vừa chế tạo thành công một thiết bị chữa cháy bằng âm thanh với mức giá cực rẻ.

Seth Robertson và Việt Trần cùng thiết bị chữa cháy bằng sóng âm của họ (Ảnh: George Mason University)

Seth Robertson và Việt Trần chia sẻ rằng họ bắt đầu nghiên cứu dựa trên ý tưởng đơn giản rằng sóng âm cũng có tác dụng cơ học - có thể gây ra tác động vật lý lên một vật thể. Có thể hình dung như khi bạn nghe những bài hát nhiều bass và đứng gần loa, bạn sẽ cảm nhận được mỗi tiếng bass luôn đi kèm một luồng gió hướng ra bên ngoài. Khai thác nguyên tắc này, họ đã phát triển lên hệ thống dùng sóng âm để tách oxy ra khỏi nguồn nhiên liệu cháy, giúp lửa bị dập tắt dễ dàng. Seth Robertson và Việt Trần cũng chia sẻ rằng, để hoàn tất quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, họ chỉ mất 600 đô la Mỹ tiền tiết kiệm của cả hai.

Sau quá trình thử nghiệm thành công, Seth Robertson và Việt Trần đã được cấp bằng sáng chế cho thiết bị chữa cháy đặc biệt của họ. Hai chàng sinh viên này cho biết rằng họ vẫn còn khá nhiều điều cần làm trước khi đưa kỹ thuật và thiết bị của họ áp dụng rộng rãi ngoài thực tiễn, đây hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong kỹ thuật chữa cháy hiện tại vốn vẫn phát triển khá chậm chạp và chưa có nhiều đột phá.


 

Bình luận bài viết
Tin mới

Các tin khác
facebook
messenger
zalo